1.Hàm lượng hóa chất
Các hóa chất pha trộn được quy đổi ra nồng độ % để tiện cho việc tính toán
Nồng độ % khối lượng
Trong đó:
C%: nồng độ phần trăm (%)
Mdd: khối lượng dung dịch (mdd = mct + mdm) (kg)
Mdm: khối lượng dung môi (kg)
Mct: khối lượng chất tan (kg)
Hàm lượng hóa chất
Pha hóa chất bằng nước do đó dung môi ở đây chính là H2O với khối lượng riêng là 1kg/lit.
Khi đó hàm lượng hóa chất cần pha được xác định theo công thức sau:
2. Cách pha hóa chất
Ước tính hóa chất cần dùng cho việc vận hành HTXL ở đây đang được tham khảo. Hàm lượng của liều lượng hóa chất phụ thuộc vào chất lượng nước thải và cần được xem lại và điều chỉnh để đạt được kết quả xử lý tốt nhất.
a. Xút (NaOH)
Kiềm (xút vảy) sử dụng ở đây là dạng nguyên chất dùng trong công nghiệp. Trong công trình này công dụng xút đựơc dùng để trung hòa nâng pH của nước thải chủ yếu tại bể tuyển nổi.
Bồn chứa xút: loại bồn Composite chuyên dùng có khả năng chịu được ăn mòn.
Nồng độ xút thích hợp dùng trung hòa nước thải từ 50 ppm.
Liều lượng xút cần dùng: 50 ppm x 700m3 = 35 kg/ ngày đêm.
Chú ý: chỉ sử dụng khi có sự thay đổi pH
b. Axit Sulphuric (H2SO4) 98%
Acid sử dụng ở đây là acid sulphuric 98%. Trong công trình xử lý này công dụng acid dùng để trung hòa hạ pH của nước thải nhuộm từ giá trị 9-11 xuống khoảng 7-8, chủ yếu tại bể trung gian.
Bồn chứa acid: loại bồn composite chuyên dùng có khả năng chịu được ăn mòn.
Nồng độ acid thích hợp dùng trung hòa nước thải khoảng 30 ppm.
Liều lượng acid cần dùng khoảng 21 kg/ ngày đêm.
Nồng độ acid cần pha để pha đơn giản thường là 10 %.
Chú ý: chỉ sử dụng khi có sự thay đổi pH
c. Chlorine 10%
Dung dịch Chlorine được dùng làm tác nhân oxid hóa chất hữu cơ khử trùng nước thải.
Nồng độ Chlorine thích hợp dùng khử trùng nước thải khoảng 10 ppm.
Liều lượng Chlorine cần dùng khoảng 7kg/ ngày đêm.
Nồng độ Chlorine nên dùng trực tiếp dạng 10 %.
d. Chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng được dùng để nuôi cấy vi sinh trong bể xử lý yếm khí & hiếu khí. Chất dinh dưỡng chỉ sử dụng trong giai đoạn khởi động ban đầu để nuôi cấy vi sinh và được châm vào bể xử lý yếm khí & hiếu khí bằng tay.
– Axit Phosphoric (H3PO4)
Acid phosphoric 85 % được sử dụng chủ yếu cung cấp phospho cho vi sinh vật ở bể xử lý sinh học.
Liều lượng axit phosphoric cần dùng: 20 kg/ngày đêm.
– Ure 10%
Ure được sử dụng chủ yếu cung cấp nito cho vi sinh vật ở bể xử lý sinh học.
Liều lượng Ure cần dùng: 80 kg/ngày đêm.
– Phèn PAC
Phèn dùng trong trường hợp này là PAC (Poly Aluminium Chloride) dạng bột màu vàng, khả năng hòa tan cao (MSDS).
Nồng độ phèn thích hợp cho phản ứng keo tụ khoảng 250 ppm.
Liều lượng phèn cần dùng: 250 mg/l x 700 m3 = 175 kg/ ngày đêm.
Nồng độ phèn pha nên dùng khoảng 10 %.
– Polymer Anion
Polimer anion dùng ở đây là: A1120 tinh thể trắng đục, độ hòa tan khá thấp (xem MSDS).
Nồng độ polimer thích hợp cho phản ứng keo tụ khoảng 3 ppm.
Liều lượng polimer cần dùng: 3 mg/l x 700 m3 = 2.1 kg/ ngày đêm.
– Polymer Cation
Polimer cation dùng ở đây là: C1492 tinh thể trắng đục
Nồng độ polimer thích hợp cho phản ứng keo tụ khoảng 3 ppm.
HÓA CHẤT TIÊU THỤ TRONG 1 NGÀY:
STT |
Hóa chất | Đơn vị | Khối lượng (kg) |
01 |
Xút vảy (NaOH) |
kg/ngày |
35 |
02 |
Axit Sulphuric (H2SO4) |
kg/ngày |
21 |
03 |
Ure |
kg/ngày |
80 |
04 |
Axit Phosphoric (H3PO4) |
kg/ngày |
20 |
05 |
Chlorine |
kg/ngày |
7 |
06 |
Phèn PAC |
kg/ngày |
175 |
07 |
Polymer Anion |
kg/ngày |
2,1 |
08 |
Polymer Cation |
kg/ngày |
0,3 |
Chú ý: Hàm lượng của liều lượng hóa chất còn phụ thuộc vào chất lượng nước thải.