• 0236.3.55.16.56
  • 0905.29.55.86
  • 0236.3.55.16.57
  • Hổ trợ khách hàng 24/7
    Hổ trợ khách hàng 24/7
  • Tư vấn kỹ thuật
    Tư vấn kỹ thuật
  • Tư vấn hồ sơ môi trường
    Tư vấn hồ sơ môi trường

229 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỲ ĂN LIỀN

Năm 2020, Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ mỳ ăn liền đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Indonesia. Với thị trường tiêu thụ khá tiềm năng này, các Nhà máy sản xuất mỳ ăn liền phát triển ngày càng nhiều. Đây là ngành công nghiệp phát sinh lượng nước thải khá lớn và có thành phần ô nhiễm hữu cơ cao. Vậy, làm thế nào để xử lý nước thải mỳ ăn liền đạt chuẩn? Mời bạn theo dõi qua bài viết dưới đây của Hưng Phương nhé.

Nước thải mỳ ăn liền tác động như thế nào đến môi trường

 

Đặc điểm và tính chất của nước thải mỳ ăn liền

Nước thải mỳ ăn liền chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau đây:

  • Từ quá trình sản xuất sợi mỳ, sa tế, nước súp: rửa nguyên liệu, công đoạn hấp, chiên, cắt sợi, phun nước lèo, vệ sinh máy móc thiết bị.
  • Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.

Lượng nước thải phát sinh tại các nhà máy sản xuất mỳ trung bình ước tính khoảng 8 m3/1 tấn sản phẩm. Đặc tính của loại nước thải này có chứa hàm lượng cặn, chất hữu cơ, dầu mỡ khoáng cao. Các thông số SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, dầu mỡ ĐTV , Coliform luôn vượt ngưỡng cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT.

Tác động của nước thải mỳ ăn liền đến môi trường

  • Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải khi thải vào nguồn nước mặt gây hiện tượng phú dưỡng. Các loại vi khuẩn có hại phát tán trong môi trường nước ảnh hưởng đến các loài thực vật thủy sinh và sức khỏe của con người.
  • Hàm lượng dầu mỡ cao thể tạo thành các bẫy dầu mỡ gây tắt nghẽn đường ống thoát nước.
  • Sự phân hủy của các chất hữu cơ gây mùi hôi thúi làm ô nhiễm môi trường không khí.
  • Không những ảnh hưởng đến các nguồn tiếp nhận nước thải, về lâu dài các chất ô nhiễm lan truyền trong môi trường gây ô nhiễm mạch nước ngầm, suy thoái đất.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội của địa phương, quốc gia.

Công nghệ xử lý nước thải mỳ ăn liền

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất mỳ ăn liền

xư lý nước thải mì ăn liền

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải mỳ ăn liền

Nước thải mỳ ăn liền tại các khu vực theo hệ thống thu gom nước thải về hệ thống xử lý tập trung.

Đầu tiên nước thải được đưa qua lọc rác thô để loại bỏ rác có kích thước lớn để tránh làm hư hỏng bơm và các công trình đơn vị phía sau. Sau đó, nước thải được đưa đến bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ:

Tại đây, dầu mỡ trong nước thải được loại bỏ bằng phương pháp trọng lực. Lớp dầu mỡ nhẹ hơn sẽ nổi lên trên và được thu gom bằng tấm gạt dầu mỡ. Thời gian lưu nước tại bể tách dầu mỡ 0,5 – 1h.

Bể thu gom:

Nước thải tiếp tục được dẫn tới bể thu gom nước thải. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt cũng được đưa về đây để bắt đầu các công đoạn xử lý chính.

Bể tuyển nổi:

Nước thải được cấp vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Không khí cũng được cấp vào bồn khí tan bằng máy nén khí. Nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi, qua van giảm áp, áp suất giảm đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan tách ra dính vào các chất lơ lửng và dầu mỡ nổi lên trên bể mặt. Bùn nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn về bể chứa bùn.

Bể điều hòa:

Từ bể tuyển nổi, nước thải được đưa tới bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn xử lý phía sau.

Do nước thải có độ pH trung bình nên tiến hành châm thêm phèn nhôm và polymer để keo tụ các cặn lơ lửng thành bông bùn có kích thước lớn dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lắng.

Bể Aerotank:

Nước thải từ bể phản ứng được bơm qua bể sinh học hiếu khí. Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ thành cacbon và nước. Khí được cấp liên tục vào bể để tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động.

Bể lắng:

Nước thải từ bể Aerotank được dẫn sang bể lắng. Bùn được tách ra khỏi nước thải theo nguyên tắc trong lực. Bùn được bơm tuần hoàn về bể aerotank để duy trì bùn hoạt tính trong bể luôn ổn định. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn, định kỳ thu gom xử lý đùng quy định.

Bể khử trùng:

Tại đây, nước thải được châm thêm clorin để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi nguồn nước.

Nước thải mỳ ăn liền sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT được xả vào nguồn tiếp nhận.

Trên đây là quy trình công nghệ xử lý nước thải mỳ ăn liền đạt chuẩn. Quy trình vận hành đơn giản, an toàn, ổn định, bền bỉ theo thời gian. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt, cải tạo hệ thống xử lý nước thải mỳ ăn liền liên hệ ngay hotline 0904.000.226.

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0905 29 55 86
KV Tây Nguyên:
0904.000.245
HOTLINE
0904.000.226