Nước thải sản xuất bún có tính đặc trưng là giàu tinh bột, hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao. Vậy làm sao để loại nước thải sản xuất bún đạt chuẩn? Bài viết này Hưng Phương xin giới thiệu quy trình xử lý nước thải sản xuất bún công suất 70 m3/ngày.đêm. Mời bạn theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.
Quy trình hoạt động của cơ sở phát sinh nước thải sản xuất bún.
Tại nhà máy, nước thải sản xuất bún phát sinh ở công đoạn hấp, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng. Tòan bộ nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom, xử lý. Lượng nước thải này có chứa các chất cặn bã, chất lơ lững (TSS), chất hữu cơ (COD, BOD5 ), chất dinh dưỡng (N,P) và vi khuẩn gây bệnh.
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún công suất 70 m3/ngày.đêm.
Hệ thống được thiết kế để xử lý toàn bộ nước thải sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún bằng công nghệ sinh học với quy trình như sau:
Bể thu gom
Nước thải sản xuất bún sau khi qua song tách rác thô sẽ chảy vào bể gom. Bể thu gom được thiết kế chủ yếu thu gom tinh bột chìm và váng nổi. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều hòa lưu lượng. Do tính chất của nước thải sản xuất hàm lượng cặn chìm là chất tinh bột, nếu để lâu ngày sẽ kết dính lại với nhau gây tắt nghẽn hệ thống. Các cặn chìm này cần được thu gom, vệ sinh và làm sạch theo chu kỳ 6-12 tháng/lần.
Bể trộn đứng
Nước thải sản xuất bún từ bể gom được bơm bởi hai bơm chìm đến bể trộn đứng. Nước thải được điều chỉnh pH 6-7 nhờ thiết bị điều chỉnh pH. Sau đó, nước thải sẽ tự chảy qua một lược rác tinh trước khi đi vào bể điều hòa.
Bể điều hòa
Bể điều hòa có tác dụng thu gom, ổn định và điều hòa lưu lượng, nồng độ của nước thải. Ngoài ra, bể điều hòa có tác dụng một lần nữa tách cặn nổi và cặn chìm để đảm bảo nước thải khi qua bể sinh học kỵ khí lượng cặn chìm và cặn nổi được giảm tối đa có thể tạo điều kiện để hệ thống mới hoạt động ổn định và không bị tắc.
Bể thu gom điều hòa được thiết kế làm 3 ngăn. Ngăn đầu tiên tác dụng tách cặn nổi. Ngăn thứ 2 lưu lại cặn chìm. Ngăn thứ 3 có tác dụng điều hòa và đặt bơm chìm bơm nước thải vào bể sinh học kỵ khí.
Bể sinh học kỵ khí (UASB)
Dòng nước thải được phân phối vào bể phản ứng từ dưới đáy. Nước thải di chuyển ngược lên trên xuyên qua lớp bùn dạng hạt. Lớp bùn hạt dày đặc trong bể cho phép xử lý chất hữu cơ ở tải trọng cao. Thêm vào đó, hàm lượng sinh khối cũng duy trì ở mức cao. Sự tách pha rắn – lỏng trong bể diễn ra vượt trội. Quá trình xử lý diễn ra khi dòng nước thải đi qua lớp bùn hạt. Các hạt bùn gắn với phân tử khí sẽ đi lên phía trên và va vách chặn khí, bùn hạt rơi trở lại lớp bùn, khí được thu gom lại làm khí đốt sinh học.
Nước thải sau xử lý tại vùng lắng sẽ được thu theo máng thu nước phía trên và đưa qua bể thiếu khí. Bùn dư định kỳ được bơm về bể bùn.
Bể Anoxic
Tại bể Anoxic, nước thải được hòa trộn cùng với chất dinh dưỡng và dòng tuần hoàn của nước thải sau khi qua khỏi bể xử lý sinh học hiếu khí. Để thực hiện tốt quá trình khử Nitrat, người ta lắp máy khuấy trộn chìm trong bể này, mục đích để gia tăng tần suất tiếp xúc giữa nước thải với vi sinh vật, nâng cao hiệu quả xử lý nitơ có trong nước thải.
Trong môi trường thiếu ôxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất hữu cơ. Quá trình này cần sử dụng nguồn cacbon hữu cơ có trong nước thải hoặc bổ sung từ ngoài vào (nếu thiếu). N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
Bể sinh học hiếu khí
Bể sinh học hiếu khí là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Các vi khuẩn hiện diện trong nước tồn tại ở dạng lơ lững. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển chất hữu cơ thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí, vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống thấp nhất.
Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng bùn vi sinh từ quá trình sinh học hiếu khí và tách ra khỏi nước thải. Nước thải từ bể sinh học hiếu khí được dẫn vào ống trung tâm đặt ở tâm bể lắng. Ống trung tâm được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất. Khi đó các bông cặn hình thành với tỉ trọng đủ lớn sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD, BOD giảm 70 – 85% (hiệu quả lắng đạt 85- 95%). Cặn lắng ở đáy bể lắng được bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí. Bùn dư định kì bơm xả bỏ vào bể chứa bùn. Phần nước trong trên mặt từ bể lắng tự chảy qua bể lọc ngược.
Bể lọc ngược:
Mục đích của hệ thống này lọc cặn lơ lững, các tạp chất trong nước thải sau bể lắng. Trong hệ thống này có các lớp vật liệu lọc như sỏi, cát, thạch anh. Khi nước thải đi qua các vật liệu lọc cặn lơ lững sẽ được giữ lại. Phần nước ra khỏi hệ thống lọc sẽ tự chảy qua bể khử trùng.
Định kỳ sẽ tiến hành xả đáy đưa về bể phơi bùn.
Bể khử trùng:
Nước thải sẽ được châm hóa chất khử trùng để loại bỏ vi sinh vật và vi khuẩn có hại. Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT.
Lý do chọn Công ty Hưng Phương để xử lý nước thải sản xuất bún cho doanh nghiệp của bạn.
- Công ty môi trường Hưng Phương là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải tại Miền Trung. Công ty có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn, am hiểu các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay.
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn 24/7.
- Công ty có đầy đủ các giấy tờ pháp lý và chứng chỉ về môi trường. Đảm bảo quy trình xử lý nước thải sản xuất bún được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Hệ thống được trang bị thiết bị, máy móc hiện đại, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hệ thống hoạt động hiệu quả, ổn định, bền bỉ.
- Chính sách bảo hành, bảo trì lâu dài.
- Giá cả hợp lý, cạnh tranh nhất thị trường.
Để biết thêm chi tiết về công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún vui lòng liên hệ hotline: 0904 000 226.