• 0236.3.55.16.56
  • 0905.29.55.86
  • 0236.3.55.16.57
  • Hổ trợ khách hàng 24/7
    Hổ trợ khách hàng 24/7
  • Tư vấn kỹ thuật
    Tư vấn kỹ thuật
  • Tư vấn hồ sơ môi trường
    Tư vấn hồ sơ môi trường

229 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

8 BƯỚC QUAN TRỌNG XỬ LÝ AMONI NƯỚC THẢI

Xử lý amoni nước thải đã trở thành một chủ đề nóng trong vài năm qua. Các giới hạn cho phép xả thải đối với amoni ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Xử lý amoni trở thành một trong những quy trình quan trọng nhất và khó nhất trong các hệ thống xử lý nước.

Xử lý amoni nước thải đòi hỏi phải loại bỏ qua quá trình nitrat hóa. Quá trình sinh học 2 bước tuần tự, vi khuẩn oxy hóa amoniac (AOB) và ion amoni (NH4 +) thành nitrit (NO2) và oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3).

Xử lý amoni hoàn chỉnh yêu cầu hệ thống phải chuyển đổi đầy đủ 2 bước quan trọng này. Vì cả amoniac và nitrit đều độc hại cho vi khuẩn nitrat hóa Nitrosomonas và Nitrobacter.

Cả hai loại nitrat hóa đều là sinh vật tự dưỡng, có nghĩa là chúng tạo ra các vật liệu tế bào bằng cách sử dụng carbon dioxide hoặc cacbonat và thu năng lượng từ quá trình chuyển đổi hóa học của amoniac thành nitrit và nitrat.

Vi khuẩn nitrat hóa thu ít năng lượng hơn so với vi khuẩn dị dưỡng. Do đó tốc độ tăng trưởng tế bào của chúng chậm hơn. Đặc biệt với Nitrosomonas, vi khuẩn chịu trách nhiệm chuyển đổi amoniac thành nitrit ở bước 1, do đó hạn chế sự phát triển của Nitrobacter.

Nước thải chứa nồng độ amoniac cao, cần thực hiện 8 bước bắt buộc để xử lý amoni đạt tiêu chuẩn cho phép.

1. Bổ sung chế phẩm vi sinh xử lý amoni, ni tơ

Xử lý amoni nước thải bằng bổ sung vi sinh xử lý amoni (NA – USA) để giảm ngay nồng độ amoniac. Thực hiện bổ sung thêm vào hàng ngày trong khoảng thời gian dài một tuần cho đến khi mức amoniac giảm xuống. 

2. Kiểm tra mức DO hòa tan

Nitrat hóa là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc. Chúng cần oxy phân tử tự do và bị tiêu diệt bởi các điều kiện yếm khí, Mặc dù, thiếu oxy trong thời gian ít hơn 4 giờ sẽ không ảnh hưởng xấu đến chúng. Nhu cầu khoảng 4,6 kg oxy cho mỗi kg ion amoni bị oxy hóa thành nitrat (1 kg oxy để oxy hóa 1 kg BOD). Để đảm bảo quá trình nitrat hóa hiệu quả, luôn duy trì mức DO bằng hoặc lớn hơn 1,5 mg/l.

3. Duy trì nhiệt độ thích hợp

Xử lý amoni nước thải đạt hiệu quả cao khi nhiệt độ thích hợp cho hoạt động vi sinh. Quá trình nitrat hóa nhạy cảm với nhiệt độ và chất nitrat hóa không thích nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vi khuẩn nitrat hóa hoạt động hoạt động kém dưới 15°C (59°F) và trên 35°C (95°F). Nhiệt độ tối ưu cho quá trình nitrat hóa thường được coi là 30°C (86°F).

4. Kiểm soát giá trị pH trong hệ thống xử lý

Quá trình nitrat hóa nhạy cảm với pH, tỷ lệ xử lý amoniac giảm đáng kể ở các giá trị pH dưới 6,8. Tốc độ nitrat hóa  tối ưu xảy ra ở các giá trị pH trong khoảng 7,5 đến 8,5. Phần lớn nước thải đô thị sẽ có độ pH trong phạm vi này, tuy nhiên, nước thải công nghiệp sẽ không đạt. Vì vậy phải kiểm soát giá trị pH trong hệ thống chặt chẽ các mức này.

5. Đảm bảo độ kiềm

Quá trình nitrat hóa tiêu thụ độ kiềm. Độ kiềm hoạt động như một chất đệm cho các axit do vi khuẩn Nitrat hóa tạo ra. Nước thải có đủ độ kiềm, pH vẫn nằm trong phạm vi mong muốn. Nitrat hóa cần 7,14 g/l độ kiềm cho 1,0 mg/l Amoniac chuyển đổi thành Nitrat (NO3). Quá trình nitrat hóa sẽ tiếp tục xảy ra ở mức độ kiềm dưới 40 ppm (như CaCO3), mặc dù phạm vi tối ưu là dưới 100 ppm.

6. Cân đối dinh dưỡng

Dinh dưỡng cân đối cho quá trình phát triển vi sinh. Đặc biệt, mức độ phốt pho có xu hướng thiếu hụt cần cung cấp từ bên ngoài. Các nguyên tố khác cần đo bao gồm canxi, sắt, magiê và molypden, đồng, niken và kẽm. 03 nguyên tố sau là cần thiết nhưng độc hại ở nồng độ cao.

 

xử lý amoni nước thải

7. Loại bỏ bùn tích tụ và kim loại nặng

Amoniac có thể được giải phóng do tích tụ bùn ở những hệ thống thiết kế bể lắng không tốt. Bùn sẽ phân hủy khí ở đáy bể, nồng độ amoniac đầu ra có thể cao, thậm chí cao hơn đầu vào. 

Vi khuẩn nitrat hóa dễ bị ức chế bởi các kim loại nặng hơn là vi khuẩn khử BOD. Cần loại bỏ kim loại nặng gây độc ức chế quá trình nitrat.

8. Gia tăng tuổi bùn

Xử lý amoni nước thải để đạt hiệu quả cao cần gia tăng tuổi bùn. Vi sinh vật tự dưỡng phát triển tương đối chậm với năng suất tế bào thấp. Tuổi bùn phải được giữ đủ cao để duy trì dân số của chúng. Ngoài ra, dinh dưỡng phải được kiểm soát loại bỏ trước khi nitrat hóa, vi sinh vật tự dưỡng không cạnh tranh tốt với sinh vật dị dưỡng loại bỏ BOD.

Xử lý amoni nước thải bằng phương pháp sinh học là giải pháp bền vững và tiết kiệm rất lớn chi phí vận hành cho chủ sơ sở. Tuy nhiên, đây là công đoạn khó nhất trong hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt là các hệ thống nước thải có nồng độ cao amoni như nhà máy may, điện tử. Amoni nước thải các nhà máy này cao gấp 3-4 lần nước thải sinh hoạt thông thường. Các hệ thống trước đây chỉ thiết kế theo các chỉ số nước thải thông thường do đó đều không xử lý được amoni.

Công ty Hưng Phương nhận thiết kế thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước thải có nồng độ amoni cao. Hãy liên hệ chúng tôi để được hổ trợ tư vấn xử lý nước thải miễn phí.

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0905 29 55 86
KV Tây Nguyên:
0904.000.245
HOTLINE
0904.000.226