• 0236.3.55.16.56
  • 0905.29.55.86
  • 0236.3.55.16.57
  • Hổ trợ khách hàng 24/7
    Hổ trợ khách hàng 24/7
  • Tư vấn kỹ thuật
    Tư vấn kỹ thuật
  • Tư vấn hồ sơ môi trường
    Tư vấn hồ sơ môi trường

112 Nguyễn Công Hoan, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Xử lý nước thải dệt nhuộm là vấn đề cấp thiết và được quan tâm hàng đầu hiện nay trong xử lý nước thải công nghiệp.

Xử lý nước thải dệt nhuộm là nhiệm vụ rất cần thiết vì ngành công nghiệp dệt nhuộm sử dụng khối lượng lớn hóa chất, nước thải ngành dệt nhuộm có mức độ ô nhiễm cao.

1. Công nghệ sản xuất 

Ngành dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hoá chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.

Nguyên liệu chủ yếu là sơ bông, sơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.

Thông thường công nghệ dệt – nhuộm gồm  3 quá trình cơ bản. Kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải.

            Quy trình công nghệ nhà máy dệt nhuộm

2. Các nguồn gây ô nhiễm và tính chất nước thải

2.1. Chất gây ô nhiễm và nguồn phát sinh

– Các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:

+ Các tạp chất tách ra từ sợi vải như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm trung bình 6% khối lượng xơ sợi).

+ Các hoá chất sự dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3, …các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hoá chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại màu thường khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.

2.2. Đặc điểm, tính chất nước thải dệt nhuộm

 Thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm

                                                          

3. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

    

                                                        Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Về nguyên lý xử lý, nước thải dệt nhuộm có thể áp dụng các phương pháp sau:

– Phương pháp cơ học

– Phương pháp hóa học

– Phương pháp hóa – lý

– Phương pháp sinh học.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

* Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải từ phân xưởng của nhà máy theo mạng lưới thoát nước riêng dẫn về hố gom nước thải. Nước thải từ hố gom được bơm lên bể điều hoà, tại hố gom nước thải có lắp đồng hồ đo nhiệt độ. Trong trường hợp nhiệt độ nước thải cao hơn 450C thì sẽ được bơm qua thiết bị thu hồi nhiệt để cấp nhiệt cho công đoạn nhuộm rồi bơm lên bể điều hoà. Nhiệm vụ của bể điều hoà là để điều hoà lưu lượng và nồng độ của nước thải.

Nước thải từ bể điều hoà sẽ được bơm lên hệ thống hoá lý 1. Đây là cụm bể keo tụ – tạo bông. Mục đích là để khử độ màu, SS, và COD của nước thải với chất keo tụ là FeCl2.

Nước thải từ cụm bể hoá lý 1 được dẫn qua bể lắng 1 (bể lắng hoá lý). Nhiệm vụ của bể lắng là loại bỏ bông cặn từ hệ thống hoá lý 1.

Nước thải từ bể lắng 1 sẽ được dẫn sang bể sinh học hiếu khí (bể aerotank sục khí kéo dài). Nhiệm vụ của bể aerotank là để khử các hợp chất hữu cơ (BOD) trong nước thải, đây được xem là công trình trung tâm của nhà máy.

Nước thải từ bể aerotank sẽ được dẫn qua bể lắng 2 (bể lắng vi sinh). Nhiệm vụ của bể lắng vi sinh là tách sinh khối (bùn hoạt tính) ra khỏi nước thải. Một phần bùn hoạt tính sau khi lắng sẽ được tuần hoàn về bể aerotank, phần còn lại sẽ được dẫn về bể cô đặc bùn. Nước thải sau khi qua bể lắng vi sinh đạt loại B của QCVN 13-MT:2015/BTNMT .

Nước thải từ bể lắng vi sinh sẽ được dẫn qua hệ thống hoá lý 2. Đây là cụm bể keo tụ – tạo bông với việc cho vào hoá chất khử màu và chất tạo mầm kích thích tạo bông.

Nước từ hệ thống hoá lý 2 được dẫn qua bể lắng 3, mục đích là tách các bông cặn từ hệ thống hoá lý 2.

Bùn thải từ bể lắng 1, bể lắng 2, bể lắng 3 được bơm về bể chứa và cô đặc bùn, sau đó được đưa vào máy ép bùn để làm giảm độ ẩm và làm khô bùn để dễ dàng vận chuyển đi xử lý.

Nước thải từ bể lắng 3 dẫn sang bể chứa nước sau xử lý để ổn định nước thải và đạt tiêu chuẩn loại A của QCVN 13-MT:2015/BTNMT.

QCVN 13-MT:2015/BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0905 29 55 86
KV Tây Nguyên:
0904.000.245
HOTLINE
0904.000.226