• 0236.3.55.16.56
  • 0905.29.55.86
  • 0236.3.55.16.57
  • Hổ trợ khách hàng 24/7
    Hổ trợ khách hàng 24/7
  • Tư vấn kỹ thuật
    Tư vấn kỹ thuật
  • Tư vấn hồ sơ môi trường
    Tư vấn hồ sơ môi trường

229 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

BỂ ĐIỀU HÒA TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1. Bể điều hòa trong xử lý nước thải

Trong quá trình xử lý nước thải, nước thải chảy vào hệ thống xử lý nước thải có sự thay đổi về lưu lượng và tính chất của nó. Để đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất, lưu lượng dòng thai cần phải ổn định. Ổn định lưu lượng dòng thải bằng cách xây dựng bể điều hòa dòng chảy trước khi vào các hệ thống xử lý. Trong hầu hết các trường hợp, bể điều hòa được đặt sau lưới chắn rác, bể lắng cát và trước bể lắng sơ cấp.

                                                    Xử lý nước thải – Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải

Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải kiểm soát tốc độ nước hoặc lưu lượng qua hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, điều hòa dòng chảy có thể kiểm soát dòng chảy qua mỗi giai đoạn của hệ thống xử lý, cho phép đủ thời gian đối với các quá trình xử lý bằng phương pháp vật lý, sinh học và hóa học.

Bể điều hòa có thể được thiết kế trong dây chuyền xử lý hoặc bên cạnh dây chuyền xử lý. Thể tích cần thiết của bể điều hòa được thiết kế dựa trên dòng khối lượng của nước thải biến đổi theo thời gian. Các yếu tố chính cần phải nghiên cứu trong khi thiết kế bể điều hòa là hình dáng, lưu lượng, thiết bị trộn và cung cấp không khí, hệ thống bơm,…

Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải

(a) Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng, nằm trên đường vận chuyển của dòng

(b) Bể điều hòa lưu lượng là chủ yếu, nằm ngoài đường vận chuyển của dòng

 Hình học của bể được thiết kế theo kiểu bể phản ứng khuấy trộn hoàn chỉnh, sử dụng thiết bị sục khí nén hoặc bằng thiết bị khuấy cơ học. Hàm lượng DO trong quá trình sục khí bể điều hòa bằng 1 mg/l. Tốc độ cung cấp khí bằng 0,16 l/m3.s

2. Ưu nhược điểm khi sử dụng bể điều hòa trong xử lý nước

  • Ưu điểm

– Tăng cường xử lý sinh học, giảm thiểu bị sốc do tải trọng cao các chất ức chế vi sinh vật vì chúng đã bị pha loãng và có pH ổn định.

– Cải thiện quá trình lắng các bể lắng thứ cấp (sau xử lý sinh học) do duy trì được tải trọng chất rắn.

– Giúp pha loãng các chất gây ức chế sinh học.

– Hỗ trợ quá trình châm hóa chất do nước thải ổn định hơn.

– Nâng cao hiệu quả đối với nhà máy nhỏ công suất đã quá tải.

  • Nhược điểm

– Cần có một diện tích lớn để xây dựng

– Gây mùi

– Phải bảo dưỡng bổ sung

– Tăng giá thành xử lý.

3. Tính toán bể điều hòa trong xử lý nước thải

Q: Lưu lượng dòng nước thải (m3/giờ)

t: Thời gian lưu nước tại bể điều hòa (giờ) (t = 4 – 8 giờ, Trịnh Xuân Lai, 2004)

Hct: Chiều cao mực nước hữu ích (m)

Hbv: Chiều cao bảo vệ (m)

Chiều cao xây dựng của bể điều hòa:

Hxd = Hct + Hbv

Thể tích của bể điều hòa:

Vđh = Q * t

Diện tích của bể điều hòa: F = V/H (m2)

Chọn hình dạng bể điều hòa với kích thước: Dài * Rộng * Cao = L(m) * B(m) * H(m)

Lượng khí cần cung cấp:

Qkk = Vđh * R               (l/s)

Trong đó: R: Tốc độ khí nén, lấy R = 0,012 m3/m3 thể tích bể.phút

Vđh:  Thể tích thực bể điều hòa (m3)

                                   Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải

 

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0905 29 55 86
KV Tây Nguyên:
0904.000.245
HOTLINE
0904.000.226