Xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm là xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình giết mổ, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy móc, thiết bị, hoạt động sinh hoạt của nhân viên. Theo quy định tại phục lục II, Nghị định 08/2022/NĐ–CP ngày 10/01/2022, ngành giết mổ gia súc, gia cầm thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nước thải ngành này đạt chuẩn là điều kiện tiên quyết để cơ sở được phép hoạt động.
Trung bình tiêu chuẩn nước cấp cho hoạt động giết mổ gia cầm 30 lít/con, lợn 100 lít/con, trâu bò 300 – 500 lít/con (lượng nước thải tương ứng bằng 100% nước cấp).
Đặc tính của nước thải giết mổ gia súc gia cầm thường có hàm lượng chất hữu cơ, dầu mỡ khá cao. Ngoài ra còn chứa lượng tạp chất, phân, máu, lông, vi khuẩn, virus gây bệnh,… lẫn trong nước thải.
STT | THÔNG SỐ | ĐƠN VỊ | GIÁ TRỊ ĐẦU VÀO (*) | QCVN 40:2011/BTNMT | |
A | B | ||||
1 | pH | – | 6,3 – 7,2 | 6-9 | 5,5-9 |
2 | BOD5 | mg/l | 1.800 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 2.700 | 75 | 150 |
4 | TSS | mg/l | 810 | 50 | 100 |
5 | Coliform | MPN/100mL | 2,5X10^7 | 3.000 | 5.000 |
((*)Nguồn: Lâm Minh Triết, (2008), Giáo trình xử lý nước thải đô thị và công nghiệp)
Ghi chú: QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM
Việc thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm cần xét đến các yếu tố: thành phần, tính chất của nước thải đầu vào, yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý, nguồn tiếp nhận nước thải, kinh phí, hiệu quả đầu tư, diện tích mặt bằng xây dựng,….
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm:
- Máu, lông, phân, thịt, lông,… trong nước thải giết mổ gia súc gia cầm là những chất lơ lửng khó tan. Các chất này được loại bỏ bằng phương pháp hóa lý.
- Công nghệ AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic) được xem là giải pháp tối ưu để xử lý nồng độ COD, BOD và loại bỏ hoàn toàn nitơ ra khỏi nước.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm:
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải giết mổ gia súc gia cầm được đưa qua song chắn rác để loại bỏ chất thải rắn lẫn trong nước thải trước khi về hố thu. Nước thải từ hố thu được đưa về bể điều hòa.
Bể điều hòa:
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Máy thổi khí có nhiệm vụ cấp khí liên tục để xáo trộn nước thải, giảm mùi hôi thối. Tiếp theo, nước thải được đưa về bể tuyển nổi.
Bể tuyển nổi:
Bể tuyển nổi có nhiệm vụ loại bỏ dầu, mỡ, cặn lơ lửng trong nước thải. Tại đây, nước thải và khí cấp vào được đưa qua bình tạo áp để không khí hòa tan trong nước các bóng khí li ti có khả năng bám vào các cặn lơ lửng, mỡ, lông trong nước nổi lên trên, được thu bằng thiết bị cào ván bùn bề mặt và đưa về bể chứa mỡ. Các cặn bẩn có trọng lượng nặng sẽ lắng xuống đáy bể, định kỳ được bơm về bể chứa bùn.
Bể UASB:
Bể UASB hoạt động theo cơ chế dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí gồm ba quá trình: phân hủy kỵ khí, lắng bùn và tách khí.
Đầu tiên, nước thải được bơm từ dưới lên, qua tầng bùn kỵ khí xảy ra quá trình thủy phân gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
Giai đoạn 2:
Axit hóa. Giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại bị chuyển hóa thành axit acetic, H2 và CO2. Các axit hữu cơ dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic, axit lactic và axit propionic. Ngoài ra, CO2 và H2O, các ancol đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch hydratcacbon. Vi sinh vật phân giải metan chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2+ H2, format,acetat, metylic, CO. Sự hình thành các axit có thể làm pH giảm.
Giai đoạn 3:
Acetate hóa. Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn axit hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
Giai đoạn 4:
Methane hóa. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy kỵ khí. Acid axetic, CO2, H2, HCHO và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới. Đây là giai đoạn mà COD giảm, trong các giai đoạn trước hầu như COD không giảm.
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Quá trình thủy phân sinh ra các khí CO2, CH4, H2S. Các khí này bám vào các hạt bùn nổi lên trên bề mặt, thiết bị tách pha sẽ tách các pha rắn – lỏng – khí. Bùn tách khí sẽ rơi xuống lại tầng bùn, khí sinh học sẽ được đưa về hệ thống thu khí biogas. Nước thải theo máng răng cưa chảy về bể anoxic.
Bể Anoxic
Nước thải từ bể UASB sẽ tự chảy qua bể anoxic. Tại bể anoxic diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit.
Quá trình nitrat hóa
Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong điều kiện thiếu oxy, nitrat, nitrit sẽ bị được chuyển hóa thành khí N2 và thoát ra môi trường.
NO3– → NO2– → N2O → N2↑
Quá trình photphorit hóa
Chủng vi sinh tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Hợp chất chứa hữu cơ được chuyển hoá thành hợp chất không chứa photphat hoặc chứa photphat dễ phân hủy.
Bể anoxic được bố trí cánh khuấy chìm quá trình nitrat hóa và photphorit diễn ra thuận lợi. Để tăng hiệu quả xử lý và tạo môi trường bám dính cho hệ vi sinh, bể anoxic được lắp thêm hệ thống đệm sinh học. Hệ thống đệm này làm từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2/m3.
Bể Aerotank
Nước thải sau khi qua bể anoxic được đưa về bể aerotank. Khí được cấp liên tục bằng máy thổi khí, vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ thành các chất vô cơ. Các phản ứng chính xảy ra trong bể arotank như sau:
- Quá trình Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + năng lượng
- Quá trình tổng hợp tế bào mới:
Chất hữu cơ + O2 + NH3 → C5H7O2N (Tế bào vi sinh vật) + CO2 + H2O + năng lượng
- Quá trình phân hủy nội sinh:
C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
Điều kiện cho quá trình xử lý tại bể Aerotank như sau:
- Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong bể Aeroten: 3.500 mg/l,
- Tỷ lệ tuần hoàn bùn 100%.
- Hệ vi sinh vật trong bể được nuôi cấy bằng chế phẩm men vi sinh hoặc từ bùn hoạt tính.
- Thời gian nuôi cấy một hệ vi sinh vật hiếu khí từ 45 đến 60 ngày.
- Oxy cấp vào bể bằng máy thổi khí đặt cạn hoặc máy sục khí đặt chìm.
Bể lắng
Nước thải từ bể aerotank chảy tràn theo bể lắng. Nước thải chứa bùn theo ống lắng trung tâm chảy xuống dưới đáy bể, rồi di chuyển ngược lên trên theo máng thu nước chảy vào bể khử trùng. Bùn lắng được tuần hoàn về bể Anoxic và bể Aerotank. Phần bùn thải còn lại được bơm về bể chứa bùn.
Bể khử trùng
Clorin được bơm vào bể khử trùng bằng bơm định lượng. Clorin là chất có tính oxy hóa mạnh, khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật trong nước thải, phản ứng với men tế bào vi sinh vật ngăn chặn phản ứng trao đổi chất của chúng dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Bồn lọc áp lực:
Cuối cùng, nước thải được bơm qua bồn lọc áp lực bằng bơm lọc. Bồn lọc áp lực gồm 3 lớp: cát, thạch anh, than hoạt tính. Ba lớp này có tác dụng loại bỏ các chất lơ lửng khó lắng ở bể lắng.
Nước thải sau khi xử lý đủ tiêu chuẩn được thải vào nguồn tiếp nhận.
Bể chứa bùn và bể chứa mỡ:
Bùn trong bể chứa bùn sẽ được ép tách nước bằng máy ép bùn. Bùn thải và mỡ thải định kỳ được đơn vị chức năng thu gom xử lý.
Công ty xử lý nước thải uy tín giúp doanh nghiệp phân tích, lựa chọn giải pháp xử lý hiệu quả về môi trường và kinh tế.
Hưng Phương với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải. Chúng tôi đã thiết kế, thi công và đưa vào hoạt động nhiều hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm, chăn nuôi đạt chuẩn và nhận được sự đánh giá cao từ Khách hàng.
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ: hotline 0904 000245