Xử lý nước thải bệnh viện là một yêu cầu thiết yếu. Nước thải tại các cơ sở y tế có tính chất đặc thù. Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm hữu cơ còn có vi khuẩn gây bệnh, hóa chất chữa bệnh, mầm bệnh sinh học. Do đó, cần xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Hiện nay, việc xử lý nước thải bệnh viện còn nhiều bất cập. Nhiều cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải phù hợp. Hệ thống xử lý nước thải tại một số cơ sở xử lý chưa đạt quy chuẩn hiện hành.
Lượng nước thải y tế phát sinh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp ước tính lượng nước thải phát sinh như sau:
- Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày.
- Bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày
- Bệnh viện trường học: 500 – 900 lít/người.ngày.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, nước thải y tế tốt nhất hiện nay
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tốt được xem xét trên các phương diện về kỹ thuật, về kinh tế, môi trường, văn hóa, xã hội.
1. Tiêu chí kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Xử lý nước thải bệnh viện là quá trình phức tạp. Hệ thống xử lý cần đạt được các tiêu chí kỹ thuật sau:
a. Hiệu quả xử lý: Chất lượng nước thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường hiện hành. Đây là tiêu chí bắt buộc của nghệ xử lý nước thải.
b. Hiệu quả đầu tư: Chi phí vận hành là yếu tố cần chú ý khi đầu tư hệ thống. Một hệ thống tốt, an toàn giảm được chi phí trong quá trình hoạt động. Hệ thống có hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao sẽ an toàn theo quy định về môi trường hơn.
c. Tuổi thọ hay độ bền của công trình, thiết bị: Các thiết bị công nghệ luôn phải làm việc với cường độ cao trong môi trường khắc nghiệt. Việc dừng hệ thống để thay thế và bảo dưỡng thiết bị là hết sức khó khăn. Vì vậy, tuổi thọ công trình và độ bền của các trang thiết bị công nghệ rất quan trọng.
d. Khả năng thích ứng khi tăng nồng độ hay lưu lượng đầu vào: Đây là một tiêu chí quan trọng trong các tiêu chí kỹ thuật. Nước thải tại các cơ sở y tế thường có sự dao động về lưu lượng cũng như tải lượng ô nhiễm. Vì vậy công nghệ phải thích ứng với các dao động của các chỉ số nước thải đầu vào.
e. Thời gian xây dựng hệ thống: Thời gian lắp đặt và hoàn thiện nhanh, thời gian vận hành chạy thử và đào tạo vận hành ngắn.
f. Mức độ hiện đại và tự động hóa của công nghệ: Hệ thống điều khiển tự động sẽ giảm chí phí nhân công trong khâu vận hành, tăng hiệu quả xử lý của hệ thống.
g. Khả năng mở rộng cải tiến module của thiết bị: Dễ nâng cấp, mỡ rộng khi có nhu cầu sẽ giảm được rất lớn chi phí đầu tư khi cần mỡ rộng hoặc nâng công suất chữa bệnh của bệnh viện.
2. Các tiêu chí đánh giá về mặt kinh tế
a. Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị (tính theo suất đầu tư): Chi phí xây dựng và thiết bị hợp lý, chất lượng tốt, dễ thay thế tiết kiệm được cho phí cho chủ đầu tư.
b.Chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa: Chi phí điện, nước, hóa chất, nhân công, chi phí dùng cho việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống nhỏ.
3. Các tiêu chí đánh giá về môi trường
a. Diện tích không gian sử dụng của hệ thống: Các cơ sở y tế diện tích đất sử dụng hạn chế, do đó mô hình chiếm ít diện tích đất sử dụng, tạo cảnh quan môi trường hài hòa tại các cơ sở sẽ chiếm ưu thế trong việc lựa chọn.
b. Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu và năng lượng: Sử dụng ít năng lượng và nguyên liệu nhằm hạn chế phát thải thứ cấp vào môi trường.
c. Khả năng tái sử dụng chất thải thứ cấp: Tái sử dụng nước thải sau xử lý cho việc tưới cây có ý nghĩa đối với các cơ sở có nguồn nước không thuận lợi
d. Mức độ rủi ro mất an toàn đối với người vận hành, môi trường và giải pháp phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố: Mô hình công nghệ phải ít xảy ra các sự cố rủi ro mất an toàn đối với người vận hành và môi trường. Dễ khắc phục sau khi xảy ra sự cố môi trường.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN – AAO/A2O
Công nghệ xử lý nước thải AAO viết tắt của cum từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Đây là quá trình xử lý sinh học liên tục. Hệ kết hợp 3 hệ vi sinh kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để xử lý nước thải.
Công đoạn kỵ khí – Anerobic :
Nước thải từ dịch vụ khám chữa bệnh có các thành phần chất ô nhiễm. Bao gồm máu, mủ, dịch đờm, hóa chất, nước rửa phim, thuốc kháng sinh… Những chất khó phân hủy hiếu khí. Do đó cần xử lý kỵ khí trước khi đưa vào hệ thống hiếu khí.
Hướng dẫn áp dụng công nghệ Xử lý nước thải Y tế của bộ Y tế (2014) cho thấy: Công nghệ AAO xử lý hiệu quả với nước thải y tế so với các công nghệ khác.
Công đoạn thiếu khí – Anoxic
Tại ngăn Anoxic nước thải được xáo trộn bằng máy thổi khí chìm. Bể anoxic được lắp đặt hệ thống kiểm soát pH. Kiểm soát dinh dưỡng, tạo môi trường tối ưu cho vi sinh. Hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P. Quá trình thông qua khử Nitrat và Photphorit, một phần BOD.
Công đoạn hiếu khí – Oxic kết hợp MBBR
Trong ngăn hiếu khí dính bám MBBR, vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu. Vi sinh dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối.
Trong ngăn MBBR còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate loại bỏ ni tơ, photpho. Hàm lượng BOD, COD giảm 80% – 98%.
Quá trình xử lý trong MBBR giúp tăng hiệu quả xử lý gấp nhiều lần so với hiếu khí thông thường. Giảm được diện tích xây dựng nhờ tải trọng hữu cơ cao.
Xử lý nước thải bệnh viện công nghệ AAO kết hợp MBBR có ưu điểm
– Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh xử lý nước thải trong lớp màng biofilm rất cao. Do đó tải trọng hữu cơ trong ngăn MBBR rất cao.
+ Tiết kiệm diện tích xây dựng. Diện tích của MBBR nhỏ hơn hệ thống xử lý truyền thống.
+ Giảm chi phí hoạt động, tự động, dễ vận hành và bảo trì.
+ Vận hành đơn giản như quá trình bùn hoạt tính thông thường.
– Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ, N, P và vi sinh vật gây bệnh …
– Module có thể lắp đặt chìm hoặc nổi và có thể di chuyển.
– Dễ mở rộng nâng công suất bằng cách lắp đặt thêm module xử lý không cần mở rộng bể.
– Tính tự động hóa cao, an toàn, ít nhân công vận hành
– Độ bền cao, thiết bị trong hệ thống từ các hãng uy tín trên thế giới.
– Tạo cảnh quan đẹp, hài hòa với mặt bằng tổng thể.