Xử lý nước thải chăn nuôi Heo (Lợn) bằng công nghệ hiện đại. Nước thải sau xử lý đạt loại A, QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải chăn nuôi.
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi mục đích loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi dòng nước tránh ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Đặc trưng các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi lợn:
Xử lý nước thải chăn nuôi đã đến lúc cần phải xem xét lại dưới áp lực về môi trường và những hạn chế từ các công nghệ xử lý truyền thống trước đây.
Đặc điểm các hệ thống Xử lý nước thải chăn nuôi truyền thống:
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tại các trạng trại hiện nay đang áp dụng Công nghệ là: Kỵ khí (Biogas) => lắng => hồ sinh học => lọc ngầm => khử trùng hoặc Kỵ khí (Biogas) => hiếu khí => lắng => hồ sinh học => khử trùng
- Qua kết quả đánh giá các cơ sở chăn nuôi cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm COD, BOD5 trong nước thải dao động lớn. Chỉ số ô nhiễm Nitơ và Phospho trong nước thải cao. Đây là 02 chỉ tiêu ô nhiễm rất khó xử lý đối với các HTXL truyền thống.
- Bên cạnh đó độ màu trong nước thải gây mất mỹ quan, tạo ấn tượng không tốt khi thải ra môi trường. Các công nghệ này chỉ chủ yếu xử lý được các chất hữu cơ COD, BOD và một phần nhỏ N, P với hiệu quả xử lý không cao.
- Đa số hệ thống chỉ hoạt động tốt giai đoạn đầu. Về sau khi các chất ô nhiễm tăng lên do quá trình tích lũy trong các ao hồ. Hiện tượng phú dưỡng gây tái nhiễm sau khi qua hồ sinh học.
- Tải lượng các chất chưa nitơ, phospho trong nước thải chăn nuôi:
- Hợp chất hóa học chứa nitơ, phospho là đối tượng gây ô nhiễm khá trầm trọng cho môi trường. Khi thải 1kg nitơ dưới dạng hợp chất hóa học vào môi trường nước sẽ sinh ra được 20kg COD. 1 kg photpho sẽ sinh ra được 138 kg COD dưới dạng tảo chết.
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi muốn đạt hiệu quả cao phải bảo đảm cung cấp các điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Hệ thống phải luôn cân bằng các nguồn dinh dưỡng, độ kiềm,… điều này các hệ thống xử lý truyền thống khó có thể đạt được.
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VỚI CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cần phối hợp xử lý cơ học, sinh học và hóa lý tách các chất ô nhiễm.
Từ đó loại bỏ được độ màu trặc trưng kết hợp các công đoạn xử lý BOD, Nitơ, Phospho nhằm cân bằng các quá trình sinh học tạo điều kiện tốt nhất cho vi sinh vật hoạt động phân hủy chất hữu cơ.
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi công nghệ hóa lý kết hợp vi sinh có thể điều chỉnh linh hoạt theo mùa vụ sản xuất, chất lượng nước thải. Các công trình trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi có thể bổ trợ cho nhau khi gặp sự cố để phát huy tối đa hiệu quả xử lý đạt các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.
Sơ đồ công nghệ Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI
Thông thường HTXLNT tại cơ sở chăn nuôi sẽ tiếp nhận các nguồn nước thải sau:
- Nước thải từ quá trình sản xuất (tắm lợn, vệ sinh chuồng trại,…).
- Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại.
- Nước thải từ nhà bếp sau khi đi qua bể tách mỡ.
Toàn bộ sẽ để được thu gom về trạm xử lý. Sau đó, được xử lý qua từng công đoạn, qua các bể như sau:
Hố gom – Bể lắng trước Biogas.
Nước thải từ chuồng trại được thu về hố gom. Phân và rác được tách trước khi đưa vào bể biogas. Phân trong bể được thu gom định kỳ đưa về sân phơi bùn bằng bơm bùn. Phân sau khi phơi khô tận dụng làm phân bón.
Bể Biogas
– Bể Biogas của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi có tác dụng xử lý các chất hữu cơ đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Bùn thải tại hầm biogas được xử lý định kỳ qua hệ thống thu bùn chủ động. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động vi sinh loại bỏ bùn chết lâu ngày trong bể. Phân được đưa về sân phơi bùn và sử dụng làm phân bón.
Khí sinh học được tận dụng để làm nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của trang trại.
Tiêu chuẩn thiết kế Hầm Biogas trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi:
Hầm thiết kế với thời gian sinh khí là 30 ngày. Độ sâu từ 4 7m, độ dốc của thành hồ là 45-600 (thuận tiện cho việc thi công hàn màng HDPE và trải bạt). Tạo diện tích mặt lớn thuận tiện cho việc sinh khí gas, hoạt động của vi sinh.
Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước thải và nồng độ ô nhiễm. Điều này giúp cho các công trình phía sau hoạt động hiệu quả.
Bể Anoxic
Bể Anoxic có chức năng xử lý Nitơ bằng phương pháp sinh học. Loại bể Anoxic này còn có cả chức năng xử lý Photpho. Các quá trình khác như lên men, khử nitrat thành tro, cắt mạch,.
Bể thiếu khí Anoxic tham gia các phản ứng Nitrat hóa và Photphorit. Hai chủng vi sinh xử lý nước thải chủ yếu tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter.
Trong môi trường thiếu oxy, các chủng vi khuẩn này sẽ khử Nitrat (NO3–) và Nitrit (NO2–) thành khí nitơ phân tử N2 thoát ra ngoài. Do đó thành phần nitơ trong nước thải đã được xử lý
Bể Anoxic trong HTXLNT chăn nuôi được thiết kế đặc biệt so với các bể thông thường. Bể này được kiểm soát chặt chẽ về độ kiềm, chế độ tuần hoàn, cân bằng dinh dưỡng, chủng loại vi sinh,…
Bể sinh học hiếu khí – Aerotank
Tại bể Aerotank cấp khí được xảy ra, để nuôi vi sinh hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ: BOD, COD một cách triệt để nhất. Oxy được cung cấp liên tục bằng máy thổi khí. Lượng oxi hòa tan trong nước thải đảm bảo luôn lớn hơn 2 -5 mg O2/L.
Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành những hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước.
Tại bể Aerotank, hệ thống bơm định lượng cung cấp dinh dưỡng tự động (nguồn Carbon) bảo đảm tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1 là tỷ lệ tối ưu hoạt động vi sinh vật trong hệ thống nước xử lý.
Trong ngăn hiếu khí có thể kế kết hợp hệ giá thể lơ lững MBBR. Với cấu trúc đặc biệt các giá thể tạo môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các VSV hiếu khí sẽ chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối.
Trong ngăn sinh học hiếu khí dính bám lơ lửng còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate. Hai quá trình này giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải. Quá trình này sau khi được hoàn thành xong thì hàm lượng BOD, COD giảm 80% – 95%.
Bể lắng sinh học
Tại bể lắng, hỗn hợp nước thải cùng bùn được dẫn vào ống trung tâm. Chúng di chuyển từ trên xuống dưới đáy bể. Bông bùn do va chạm vào tấm chắn của ống trung tâm, rơi xuống đáy bể theo trọng lực.
Phần nước trong lan tỏa ra hai bên và dâng lên thành bể. Nước được thu vào hệ thống máng tràn của bể lắng và được dẫn qua Hồ tùy nghi.
Hồ sinh học – Hồ tùy nghi
Hồ tùy nghi chứa thực vật thủy sinh, vi sinh có khả năng tự làm sạch nước, phân hủy các chất bẩn thành chất khí và nước.
Vi sinh vật hiếu khí (phần trên và xung quanh hệ thống rễ thực vật), kị khí (phần đáy) sẽ sử dụng hợp chất hữu cơ tồn tại trong nước thải để tạo sinh khối. Các loại thực vật thủy sinh sẽ dùng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng để phát triển.
Bể trung gian
Bể này có chức năng như 1 bể chứa nước tạm phục vụ cho công đoạn xử lý hóa lý.
Cụm bể Keo tụ-tạo bông-lắng hóa lý
Gồm 3 module có tác dụng tách các chất ô nhiễm qua kết tủa các chất hữu cơ và vô cơ khó phân hủy sinh học thông qua cơ chế tạo bông thành các bông keo kích thước lớn dễ lắng và tách ra khỏi dòng nước khi qua bể lắng.
+ Công nghệ xử lý keo tụ kết bông có thể xử lý được các chất ở dạng huyền phù kích thước rất nhỏ kết hợp với hóa chất tạo kết dính giữa các hạt chất với nhau tạo thành bông keo kích thước lớn dễ dàng xử lý.
Cụm Bể xử lý hóa lý gồm 3 bể đóng vai trò là keo tụ – tạo bông – lắng. Tại bể keo tụ, dung dịch PAC được châm vào ngăn này. Ngăn tạo bông được bổ sung polymer nhằm liên kết các bông cặn lại với nhau. Chúng tạo thành bông cặn có kích thước to hơn và dễ lắng hơn trước khi qua ngăn lắng.
Nước thải sau khi qua bể hóa lý được loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm và màu. Các chất ô nhiễm và màu được giữ lại trong các cấu trúc bùn lắng khi qua bể lắng.
Bể khử trùng
Tại bể khử trùng được châm clorine. Chất này sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Hệ thống lọc áp lực
Công đoạn cuối cùng là nước thải được đi qua hệ thống lọc áp lực. Hệ thống này gồm các cột lọc áp lực chứa cát thạch anh, than hoạt tính. Nước được bơm qua lớp vật liệu lọc để loại bỏ hạt bùn nhỏ khó lắng ở bể lắng.
Nước sau qua hệ thống cột lọc các chất ô nhiễm được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, được đưa về hồ chứa nước. Nước sau xử lý 1 phần sẽ được tái sử dụng, phần còn lại sẽ chảy ra sông, suối.
Bể chứa bùn
Tiếp nhận lượng bùn dư từ quá trình xử lý hóa lý. Tại đây, bùn được lưu giữ và tách nước nhờ quá trình lắng trọng lực và phân hủy tự nhiên.
Lâu dài, lượng bùn trong bể đầy sẽ được thu gom bởi đơn vị có chức năng.
Quý khách hàng cần tư vấn Thiết kế, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ các giải pháp xử lý hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.