• 0236.3.55.16.56
  • 0905.29.55.86
  • 0236.3.55.16.57
  • Hổ trợ khách hàng 24/7
    Hổ trợ khách hàng 24/7
  • Tư vấn kỹ thuật
    Tư vấn kỹ thuật
  • Tư vấn hồ sơ môi trường
    Tư vấn hồ sơ môi trường

112 Nguyễn Công Hoan, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI GÀ

Hiện nay, ngành chăn nuôi gà đang có xu hướng chuyển từ quy mô nhỏ lẻ sang kinh tế trang trại với công nghệ hiện đại. Điều này vừa giúp nâng giúp nâng cao năng suất, kiểm soát vấn đề dịch bệnh và nâng cao công tác bảo vệ môi trường. Xử lý nước thải chăn nuôi gà đạt chuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với các trang trại.

xử lý nước thải chăn nuôi gà

Đặc điểm của nước thải chăn nuôi gà

Nước thải chăn nuôi gà phát sinh từ các công đoạn vệ sinh chuồng trại, khử trùng xe và người. Phần lớn các trại gà theo công nghệ mới, hoạt động vệ sinh chuồng trại tại các trại chỉ tiến hành sau mỗi lần xuất chuồng. So với các loại hình chăn nuôi khác, nước thải chăn nuôi gà phát sinh khá thấp.

Trong nước thải chăn nuôi gà chứa phân, thức ăn thừa, lông gà rơi vãi, hóa chất khử trùng. Đặc tính của nước thải này thành phần ô nhiễm hữu cơ cao (từ 40-50%) bao gồm cenllulose, protide, acid amin, hygrocacbon và dẫn xuất của chúng trong phân và thức ăn thừa. Bênh cạnh đó trong nước thải này còn chứa nhiều virus, vi khuẩn, giun sán gây bệnh.

Các công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà hiệu quả nhất

Xử lý nước thải chăn nuôi gà bằng công nghệ sinh học. (Xử lý kỵ khí biogas kết hợp với cụm bể thiếu-hiếu khí và thực vật thủy sinh):

xử lý nước thải chăn nuôi gà

Quy trình xử lý chính của công nghệ sinh học

Trước khi vào công đoạn xử lý chính, nước thải sẽ được tách bớt phần phân, cặn. Phần còn lại theo nước thải đi xuống bể thu gom 2 để vào hầm biogas. Việc sử dụng máy tách ép phân để tách một phần phân khỏi nước thải trước khi vào biogas. Điều này sẽ giảm tải cho công trình xử lý biogas, giảm thời gian lưu tại hầm biogas. Nếu như không sử dụng máy tách ép phân thời gian lưu tại hầm biogas từ 3-4 tháng. Khi sử dụng máy ép phân thì thời gian lưu tại hầm biogas còn lại khoảng 1 tháng.

Công đoạn xử lý Biogas

Tại hầm Biogas, các chất ô nhiễm bị phân hủy và sinh ra khí sinh học bởi các vsv. Hầm biogas được thiết kế bằng lớp bạt HDPE kín đáy và xung quanh hầm. Phía trên miệng hầm được phủ kín bằng 1 lớp bạt HDPE khác.

Tại hệ thống Biogas xảy ra quá trình lên men methane. Các quá trình sinh học xảy ra trong lên men methane là quá trình phát triển các VSV yếm khí. Chất hữu cơ thành được chuyển hóa thành các chất khí, methane chiếm tỷ lệ lớn

Theo số liệu nghiên cứu của Đỗ Thành Nam – Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (2008) – nghiên cứu khả năng sinh biogas của hệ hầm biogas sử dụng bạt HDPE khi xử lý nước thải chăn nuôi.
Quy mô 2.000 con lợn thịt/đợt và 60.000 còn gà đẻ trứng thì hiệu suất xử lý tại hầm Biogas cho thấy hiệu quả xử lý có thể đạt được COD đạt 95,4 %, chất rắn lơ lửng khoảng 86,5%.

Cụm xử lý sinh học

– Cụm xử lý sinh học gồm các công trình: Bể thiếu khí, bể hiếu khí, bể lắng sinh học. Đây là công trình xử lý bằng vi sinh vật có ích trong các môi trường thiếu khí, hiếu khí. Để tăng cường hiệu suất xử lý chất ô nhiễm tại cụm xử lý sinh học; đặc biệt là hàm lượng N có trong nước thải chăn nuôi, tại cụm xử lý sinh học này sẽ được bổ sung men vi sinh Bioclean ACF NA.

– Tại bể sinh học thiếu khí, quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí diễn ra liên tục. Bể sinh học thiếu khí là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P nên quá trình đề nitrat hóa và photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.

Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O
sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80 –95%. Nước thải sau tại bể hiếu khí sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí để khử Nitrogen.

Hồ sinh học:

Tại hồ sinh học diễn ra quá trình tự làm sạch nhờ các vi sinh vật và các thực vật thủy sinh trong hồ. Để tăng hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm hồ sẽ trồng các thực vật thủy sinh. (Thực vật được trồng là bèo lục bình hay còn gọi là bèo tây. Mật độ duy trì khoảng 60% diện tích hồ. Thường xuyên vớt bèo để duy trì mật độ). Nước thải sẽ được làm sạch nhờ các vi sinh vật và các thực vật thủy sinh trong hồ.

Trong một thí nghiệm xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng bèo lục bình được thực hiện bởi Nofal Abdel Gabbar Al – Masry (khoa kỹ thuật – Trường đại học Baghdad) cho kết quả xử lý như sau: Hiệu quả loại bỏ amoni từ 81-84%, nitrat 75-87%, Phosphate 71-77%, tỷ lệ loại bỏ BOD là 60-80%, SS là 73 – 79%.

Nước thải sau đó được khử trùng để đảm bảo đạt QCVN 01:195-2022/BNNPTNT. Nước được lưu tại hồ chứa để tái sử dụng tưới cây và vệ sinh đường nội bộ.

Công nghệ SBR trong xử lý nước thải chăn nuôi

xử lý nước thỉ chăn nuôi gà

Trước khi vào công đoạn xử lý chính tại bể SBR, nước thải được tách phân, lắng bớt cặn, điều hòa lưu lượng và nồng độ để tăng hiệu quả xử lý của các công trình phía sau.

Bể xử lý sinh học hiếu khí theo mẻ SBR:

Trong công nghệ SBR, các quá trình xảy ra theo một chu kỳ bao gồm hiếu khí, kị khí và thiếu khí. Quá trình này loại bỏ chất dinh dưỡng sinh học, bao gồm quá trình nitrat hóa, phản nitrat hóa và loại bỏ photpho, hàm lượng tổng chất rắn lơ lững đầu ra thấp, thông qua hiệu quả của việc sử dụng thiết bị thu nước sau pha lắng mà không cần đến bể lắng bùn tuần hoàn. Bể SBR có thể chịu được tải trọng cao và sốc tải nhờ vài trò của pha làm đầy. Pha này có chức năng như bể cân bằng. Chu kỳ vận hành của bể SBR gồm 5 pha cơ bản: pha làm đầy (Fill) – pha phản ứng (React) – pha lắng (Settle) – pha xả nước (Draw) – pha chờ (Idle).

Mỗi ngày bể SBR hoạt động từ 2 đến 3 chu kỳ. Tùy thuộc vào lưu lượng và tải lượng nước thải mà chủ động điều chỉnh chu kỳ xử lý và thời gian hoạt động của từng pha. Đây là ưu điểm của công nghệ SBR giúp tiết kiệm chi phí điện năng vận hành.

Nước thải sau bể SBR được đưa về hồ sinh học. Tại hồ này tiếp tục phân hủy chất hữu cơ còn lại, khử N và lắng cặn. Cuối cùng nước thải được khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại.

Công ty xử lý nước thải chăn nuôi gà uy tín

Nếu ban đang lựa chọn đơn vị để tư vấn, thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà cho trang trại của mình. Hưng Phương là địa chỉ đáng tin cậy bạn nên tham khảo.

Chúng tôi là đơn vị uy tín nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước. Công ty Hưng Phương chuyên thiết kế, thi công, cải tạo trọn gói hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi trọn gói, giá cả hợp lý, hệ thống hoạt động hiệu quả. Chi tiết liên hệ hotline 0904 000 226 để được tư vấn miễn phí.

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0905 29 55 86
KV Tây Nguyên:
0904.000.245
HOTLINE
0904.000.226
Chỉ Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader Full Crack | Công Cụ PDF Hoàn Hảo 2024 ProShow Producer 9: Chỉ Dẫn Tải Và Cài Đặt Phiên Bản Full Crack Làm web ở thủ đô Hà Nội – 5 Công ty “đỉnh nhất” cho các bạn