Hiện nay, tình trạng nước nhiễm mặn xảy ra khá phổ biến ở khu vực ven biển, đặc biệt là vào mùa khô. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Cùng Hưng Phương tìm hiểu các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn qua bài viết dưới đây nhé.
Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là nước có chứa nồng độ các chất muối hòa tan cao vượt ngưỡng cho phép, chủ yếu là muối NaCl. Nguyên nhân của nguồn nước nhiễm mặn chủ yếu do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền. Điều này làm cho ao hồ, sông, suối, nước ngầm,… bị nhiễm mặn.
Làm sao để nhận biết nguồn nước sinh hoạt nhiễm mặn?
- Nếm thử bằng vị giác: nước ngọt sẽ không có vị mặn. Khi nếm thử nước mà cảm nhận được vị mặn chứng tỏ nước đã bị nhiễm mặn. Vị mặn càng rõ có nghĩa là độ nhiễm mặn của nước càng cao.
- Đun nước sôi: Lấy một lượng nước cho vào nồi hoặc ấm và đun sôi lên. Chờ đến lúc gần cạn, nước bị nhiễm mặn sẽ làm cho đáy nồi xuất hiện các mảng bám, cáu cặn.
- Dùng bút đo độ mặn: đây là phương pháp cho kết quả chính xác về tình trạng nhiễm mặn của nước.
Tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn
- Đối với nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn:
Việc nguồn dùng để ăn, uống nhiễm mặn ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe. Lượng muối trong nước sẽ đi vào cơ thể, hút nước từ các tế bào, gây mất nước, teo nhỏ tế bào, làm các tế bào chết đi. Điều này làm suy giảm hệ miễn dịch, gây các bệnh lý như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp tính. Về lâu dào, gây các bệnh tim mạch, suy thận, suy gan,…
Nguồn nước sinh hoạt nhiễm mặn sẽ gây nên các bệnh về da, hắc lào, ghẻ lở, viêm da,…
Ngoài ra, nước nhiễm mặn là nguyên nhân phá hủy các thiết bị, đồ dùng trong nhà. Qua thời gian sử dụng, các vật dụng này bị gỉ sắt, ăn mòn, hư hỏng.
- Đối với nguồn nước dùng trong nông nghiệp bị nhiễm mặn:
Nguồn nước dùng trong nông nghiệp bị nhiễm mặn khiến đất đai cằn cỗi, mất mùa. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của người dân.
- Đối với nguồn nước dùng trong công nghiệp bị nhiễm mặn:
Nước cấp cho thiết bị, lò hơi trong công nghiệp bị nhiễm mặn có thể phá hủy các thiết bị và lò hơi, gây nổ lò hơi.
Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn:
Phương pháp chưng cất
Phương pháp này được sử dụng khá lâu đời. Nước sẽ được đun ở nhiệt độ 100 độ C. Những phân tử nước (H2O) sẽ bay hơi, còn các chất hữu cơ, vô cơ, không bay hơi. Hơi nước sẽ được ngưng tụ thành nước tinh khiết mà không lẫn vào các chất hữu cơ khác.
Ưu điểm:
- Nước thu được hoàn toàn là 100% nước tinh khiết không lẫn các tạp chất.
Nhược điểm:
- Nước sau khi xử lý sẽ không còn giữ được khoáng chất có lợi cho cơ thể.
- Tốn chi phí nhiên liệu và mất nhiều thời gian.
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp này sử dụng các hạt hựa trao đổi ion để loại loại bỏ các ion muối hòa tan trong nước. Nước sẽ được đưa qua 2 bể lọc H-cationit và OH-anionit để xử lý:
Đầu tiên, nước sẽ qua bể lọc H-Cationit. Các cation của muối hòa tan trong nước trao đổi với ion H+ của hạt cationit, muối hòa tan trong nước sẽ chuyển thành các axit tương ứng.
RH + NaCl →→ RNa + HCl
2RH + Na2SO4 →→ 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O.
Tiếp theo, nước tiếp tục qua bể lọc OH-anionit. Tại đây, hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của axit mạnh như Cl-, SO42- .
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O.
2[An]OH + H2SO4 → [An]2SO4 + 2H2O.
Ưu điểm: Đảm bảo được chất lượng đầu ra.
Nhược điểm: Tốn chi phí và khó vận hành.
Phương pháp thẩm thấu ngược RO
Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp thẩm thấu ngược thực chất là sử dụng màng lọc RO. Hệ RO với tính năng thẩm thấu ngược, nguồn nước được đưa vào màng lọc với áp suất cao. Màng này có chỉ cho nước đi qua và giữ lại các ion của muối hòa tan trong nước.
Ưu điểm:
- Hiệu quả lọc cao, nguồn nước sau lọc tinh khiết, an toàn.
- Độ bền cao, tiết kiệm chi phí lâu dài
- Vận hành đơn giản.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Màng dễ bị tắt nghẽn.
Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn của Hưng Phương.
Công ty Hưng Phương chuyên cung cấp, lắp đặt các hệ thống xử lý nước nhiễm mặn với công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Quy trình xử lý nước nhiễm mặn của Chúng tôi gồm 03 bước cơ bản:
Bước 1: Tiền xử lý
Đầu tiên, nước nhiễm mặn sẽ được tiền xử lý bằng 03 cột lọc thô theo trình tự lần lượt như sau:
Cột lọc số 1:
Cột lọc số 1 gồm các vật liệu lọc: cát thạch anh, sỏi lọc nước,… Chức năng của cột này là khử những tạp chất như: tạp chất, cặn lơ lửng, phèn sắt,…
Cột lọc số 2:
Cấu tạo của cột lọc thứ hai là than hoạt tính. Tại đây, nước được hấp phụ chất hữu cơ, hóa chất độc hại, khử màu, mùi.
Cột lọc số 3
Bên trong cột chứa hạt nhựa Cation có tác dụng làm mềm nước.
Bước 2: Lọc tinh
Nước sau khi qua cột lọc số 3 được chuyển đến cột lọc tinh. Mục đích là lọc sạch cặn trước khi đưa nước vào màng RO. Tăng cường bảo vệ màng lọc RO, giúp cho hệ thống hoạt động bền bỉ và đạt chất lượng tốt nhất.
Bước 3: Lọc RO
Màng RO có khả năng loại bỏ đến 99,9% các chất ô nhiễm như vi khuẩn, virus, muối hòa tan,… trong nước.
Bước 4: Khử trùng bằng UV (đối với nước sử dụng để ăn uống).
Nước sau khi qua hệ RO được khử trùng bằng đèn UV để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nước sau lọc hoàn toàn sử dụng để ăn, uống trực tiếp.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước, Công ty Hưng Phương luôn dẫn đầu là đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước nhiễm mặn uy tín nhất hiện nay. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT HƯNG PHƯƠNG
♦ 229 Tôn Đức Thắng, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
♦ 0904.000.245
♦ Email: hungphuongdng@gmail.com
♦ Website: antoanmoitruong.com.vn