Xử lý nước thải sinh hoạt là nhu cầu bức thiết hiện nay. Công ty Hưng Phương với đội ngũ nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm đã thực hiện thiết kế, thi công, cải tạo nâng cấp, bảo trì và vận hành hàng trăm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Với phương châm lấy Khách hàng là trọng tâm phát triển. Trong những năm qua các công trình của Công ty Hưng Phương luôn được khách hàng đánh giá cao theo các tiêu chí:
– Đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp
– Thiết kế, thi công lắp đặt nhanh, chuyên nghiệp. Công nghệ hiện đại
– Các hệ thống thống xử lý nước thải hoạt động có độ ổn định cao
– Hỗ trợ kỹ thuật nhanh, các vấn đề phát sinh đều được xử lý trong vòng 24 giờ
– Chế độ chăm sóc sau bán hàng tốt. Hàng tháng, hàng quý đều có kỹ thuật đến hổ trợ vận hành và kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
– Giá thành hợp lý, máy móc thiết bị chất lượng tốt
– Dịch vụ vận hành, bảo trì bảo dưỡng chuyên nghiệp, giảm chi phí cho chủ đầu tư
Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến đã được Hưng Phương thiết kế thi công.
Top các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến nhất hiện nay
1. Xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng công nghệ MBBR
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving bed bioreactor) là công nghệ bùn hoạt tính kĩ thuật vi sinh dính bám. Vi sinh dính bám trên lớp vật liệu mang di chuyển. Mật độ vi sinh cao hơn, khả năng chịu tải tốt hơn, hiệu quả xử lý cao hơn bể hiếu khí truyền thống.
Thành phần nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh quá trình vệ sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người tại nơi sinh sống và làm viêc. Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm: chất tẩy rửa, amoni, photpho, cặn lơ lửng, dầu mỡ, chất hữu cơ tan, vi khuẩn…
Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng nước thải được trình bày trong bảng sau:
Mục tiêu xử lý: Nước thải sau xử lý phải đạt loại A – QCVN 14:2008/BTNMT
Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR:
Thuyết minh Công Nghệ
a/ Hố thu
Nước thải (nước nhà ăn, nước thải xám (tắm giặt), nước thải đen (Nước nhà vệ sinh WC) từ hoạt động sinh hoạt sau khi qua bể tách mỡ hoặc hầm tự hoại được đưa vào bể gom. Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển nước thải. Tại bể gom nước thải được loại bỏ rác tránh gây tắc bơm. Nước thải từ bể thu gom được bơm qua bể điều hòa.
Các bơm chìm trong hố thu gom nước thải được thiết lập chế độ vận hành tự động (Auto) hoặc không tự động (Manual) theo cơ chế như sau:
- Chế độ AUTO:
+ Khi mực nước trong hố thu ở mức LOW, bơm không hoạt động.
+ Khi mực nước trong hố thu ở mức HIGH, bơm sẽ hoạt động.
+ Khi mực nước trong hố thu ở mức HIGH-HIGH, hai bơm sẽ hoạt động cùng lúc để chống tràn nước trong hố thu.
- Chế độ MANUAL:
Sử dụng khi bơm hoặc hệ thống gặp sự cố. Chế độ hoạt động này không phụ thuộc vào mực nước trong hố thu. Khi cần kiểm tra bơm nào hoạt động hay không thì chỉ cần bật công tắc bơm đó.
b/ Bể điều hòa
Bể điều hòa hệ thống xử lý nước sinh hoạt mục đích là điều hòa chất lượng, lưu lượng nước. Giúp cho các công đoạn xử lý tiếp theo có hiệu quả hơn. Bể điều hòa được cung cấp không khí qua hệ thống đĩa phân phối khí trong bể. Không khí được cung cấp nhằm xáo trộn đều trong bể. Đồng thời cân bằng ổn định nồng độ và tính chất nước thải, nhằm ổn định pH, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể Anoxic.
Nước thải trong bể điều hòa được các bơm chìm bơm luân phiên với lưu lượng ổn định sang bể thiếu khí. Bơm chìm trong bể điều hòa được thiết lập 02 chế độ vận hành Auto và Man.
c/ Bể Anoxic
Nước thải được xáo trộn bằng thiết bị khuấy trộn chìm giúp vi sinh vật tiếp xúc đều nước thải. Tránh hiện tượng gây mùi hôi. pH được cân bằng nhờ hệ thống kiểm soát pH duy trì môi trường pH thuận sự hoạt động của chủng vi khuẩn khử nitrat.
Tại Bể Anoxic, khử NO3– trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể MBBR. Trong điều kiện thiếu oxy, quá trình khử NO3– thành N2 tự do được thực hiện. N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng Nitơ tổng và amoni trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được diễn ra theo 2 bước:
Quá trình nitrate hóa:
Nhóm vi khuẩn hiếu khí Nitrosomonas, Nitrosococcus, Nitrosolobus… giúp oxy hóa ammonia NH3 thành nitrite NO2–. Sau đó nhóm vi khuẩn hiếu khí Nitrobacter, Nitrococcus và Nitrospia oxy hóa nitrite NO2– sang nitrate NO3–. Vi khuẩn dị dưỡng sử dụng các hợp chất hữu cơ như methanol (CH3OH), acetate (CH3COOH)… làm cơ chất cho điện tử để khử nitrate NO3– thành N2.
Bước 1: Quá trình Nitrat hóa chuyển hóa Nitơ thành Nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrisomonas:
2NH4+ + 3O2 → 2NO2– + 4H+ + 2H2O
Bước 2: Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobater:
2NO2– + O2 → 2 NO3–
Tổng hợp thành phương trình nitrate hóa amonia:
NH4+ + 2O2 → NO3– + 2H+ + H2O
Bước 3: Sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải (sử dụng cacbon hữu cơ)
Nitrate + CH3OH → N2 + độ kiềm
d/ Bể MBBR
Tại bể Aerotank cấp khí được xảy ra, để nuôi vi sinh hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ: BOD, COD một cách triệt để nhất. Oxy được cung cấp liên tục đảm bảo lượng oxi hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 2-3 mg/L. Quần thể vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành những hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước
C5H7O2N + O2 + Vi Sinh Vật → CO2 + H2O + Tế Bào Mới + Năng Lượng
(Trong đó C5H7O2N biểu thị cho các hợp chất hữu cơ có mặt trong nước thải).
Trong ngăn hiếu khí được thiết kế kết hợp hệ giá thể lơ lững MBBR. Với cấu trúc đặc biệt các giá thể vi sinh lơ lững tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh. Các vi khuẩn phát triển bám dính lên bề mặt và bên trong các lỗ rỗng. Màng vi sinh có thể kết hợp xử lý cả quá trình hiếu khí (Aerobic) và thiếu khí (Anoxic), giúp cho quá trình xử lý COD, BOD, Amoni… với tải trọng cao và đặc biệt xử lý Amoni hiệu quả hơn.
Giá thể đệm di động (MBBR) tạo điều kiện sống tối ưu cho vi sinh. Các vi sinh vật bám dính trên giá thể (MBBR) có khả năng chịu sốc tải tốt hơn. Mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn so với Bể Aerotank thông thường. Do đó, giảm thể tích bể xử lý, hiệu quả xử lý cao hơn so với công nghệ truyền thống.
Giá thể bổ sung được tính toán theo tải trọng ô nhiễm và lượng nước thải. Trường hợp tăng công suất hoặc tăng tải trọng của hệ thống lên 20-50%, chỉ cần bổ sung giá thể đệm sinh học MBBR mà không cần mở rộng bể sinh học.
Ưu điểm bể hiếu khí MBBR:
+ Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh xử lý nước thải trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong ngăn MBBR rất cao.
+ Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
+ Giảm chi phí hoạt động, tự động, dễ vận hành và bảo trì.
+ Cách vận hành đơn giản, gần giống như quá trình bùn hoạt tính thông thường.
+ Dễ dàng nâng cấp, thích hợp cho việc cải tạo hệ thống cũ.
+ Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của ngăn MBBR cao hơn.
+ Nâng cao hiệu quả xử lý dinh dưỡng (N, P).
+ Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong ngăn xử lý.
+ Phát sinh bùn ít.
Trong hệ thống xử lý được thiết kế hệ thống kiểm soát dinh dưỡng tự động (nguồn Carbon) bảo đảm tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1 là tỷ lệ tối ưu hoạt động vi sinh vật trong hệ thống nước xử lý.
Bên cạnh đó hệ thống cung cấp dinh dưỡng giúp duy trì hệ vi sinh trong các bể xử lý ổn định duy trì ổn định thức ăn cho hệ vi sinh.
e/ Bể lắng bùn vi sinh
Có nhiệm vụ tách các bông bùn ra khỏi nước sau xử lý. Nước thải được đưa vào ngăn với tốc độ chậm. Dòng nước di chuyển đều theo chiều từ dưới lên trên khắp toàn bộ mặt ngang của ngăn. Các bông cặn lớn thắng được vận tốc nước sẽ lắng xuống đáy bể. Bông cặn nhỏ sẽ kết dính với nhau tạo thành bông cặn lớn và tiếp tục lắng xuống. Lượng cặn ở đáy ngăn 1 phần được bơm về ngăn định lượng điều hòa để duy trì lượng bùn vi sinh trong bể, bùn dư được chứa trong ngăn chứa bùn và định kỳ hút bỏ.
f/ Bể trung gian và hệ thống lọc áp lực
Nước sau ngăn lắng chảy sang ngăn trung gian và được bơm cấp qua hệ thống lọc áp lực để loại bỏ hết độ đục, chất hữu cơ, huyền phù lơ lửng trước khi sang bể khử trùng.
Hệ thống lọc áp lực, súc rửa được điều khiển bằng van điện tử tự động
g/ Bể khử trùng
Nước từ hệ thống lọc áp lực chảy ra môi trường được châm dung dịch Chlorine được vào nhờ bơm định lượng, để tiêu diệt hết các vi sinh gây hại. Nước thải sau xử lý sẽ đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.
h/ Hệ thống xử lý mùi
Hệ thống xử lý mùi có nhiệm vụ thu gom mùi phát sinh từ các bể nước thải và xử lý qua hệ thống tháp khử mùi để hạn chế mùi hôi phát sinh từ hệ thống đặc biệt trong trường hợp hệ thống gặp sự cố như mất diện, chết vi sinh.
2. Xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng công nghệ MBR (công nghệ màng vi lọc)
Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ MBR (Membrane Bioreactor) là sự kết hợp giữa kỹ thuật bùn hoạt tính và màng vi lọc. Hàm lượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng. Nhờ kích thước nhỏ 0,01 – 0,2 µm nên nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.
Công nghệ màng lọc MBR được xem như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải. Quy trình có thể thay thế hệ thống bể lắng và bể lọc nước đầu vào. Do đó, tiết kiệm tối đa thể tích bể sinh học.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng màng vi lọc là công nghệ tiên tiến được các nước phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu. Áp dụng rộng rãi trong vòng hai thập kỷ qua. Công nghệ này đã chứng tỏ các ưu thế vượt trội trong hiệu quả xử lý, vận hành và vốn đầu tư.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR
Quá trình xử lý sinh học nước thải sinh hoạt kết hợp với các công đoạn thiếu khí (anoxic) hiếu khí. Yêu cầu xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nước thông qua các quá trình sinh học hoạt tính.
Đặc điểm công nghệ màng MBR
– Module màng MBR được đặt trong bể sinh học hiếu khí Aerotank
– Nước thải sau khi xử lý sinh học được thẩm thấu qua bề mặt màng lọc. Nước vào ống mao dẫn nhờ cấu trúc vi lọc chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn. Chất rắn vô cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng.
– Nước được hút ra ngoài nhờ hệ thống bơm hút. Nước sạch qua hệ thống ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch. Bơm hút được cài đặt chu trình 10 phút chạy, 1 phút nghỉ rửa ngược.
– Áp suất trong màng vượt quá áp suất 50 kpa so với bình thường (từ 10 – 30 kpa) hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động. Đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa màng đảm bảo màng không bị tắc nghẽn.
– Nồng độ bùn hoạt tính trong bể có thể đạt 8,000 – 12,000 mg/l. Trong khi bể truyền thống chỉ từ từ 2,000 – 3,000 mg/l. Nồng độ bùn rất cao nên thể tích bể Sinh học hiếu khí nhỏ hơn. Giảm thiểu chi phí xây dựng, trong khi thời gian lưu bùn SRT dài hơn từ 25-30 ngày. Khối lượng bùn sinh ra ít, giúp giảm chi phí xử lý thải bỏ bùn 50%.
Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ màng lọc MBR có ưu điểm
– Tiết kiệm diện tích xây dựng, có thể thi công ở nơi diện tích nhỏ, mặt bằng nhỏ hẹp
– Nước sau xử lý có lượng BOD, COD thấp, chất lượng nước. Chất lượng nước đầu ra ổn định dễ đạt loại A. Có thể tái sử dụng cho nhiều nhu cầu tưới cây, rửa sàn, làm mát…
– Vận hành đơn giản, hệ thống tự động và ít tốn nhân công
– Dễ nâng công suất khi mở rộng quy mô
– Không cần bể lắng, lọc khử trùng như bể truyền thống.
Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ MBR có nhược điểm
– Chi phí đầu tư màng cao, không áp dụng cho các loại nước thải có độ màu cao và nhiều hóa chất.
– Màng dễ bị tắc nếu không vệ sinh định kỳ và đúng cách.
– Làm sạch màng phải sử dụng hóa chất, gây tốn kém thêm chi phí
– Chu kỳ làm sạch màng lọc từ 6 – 12 tháng tùy thuộc vào loại nước thải
3. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng Công nghệ AAO (hay A2O)
Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ AAO viết tắt Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí)). Xử lý nước thải sinh hoạt AAO là quá trình sinh học kết hợp 3 hệ vi sinh kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí.
Công nghệ AAO ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt có nồng độ hữu cơ cao hoặc có lẫn các tạp chất khó phân hủy. Nước thải trong các cơ sở y tế, nước thải bệnh viện, nước thải khu dân cư
Quá trình Xử lý sinh học kị khí (Anaerobic)
Quá trình xử lý sinh học kỵ khí phân hủy chất hữu cơ hòa tan và chất dạng keo. Quá trình này thực hiện bởi hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí hấp thụ chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải. Phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Các bọt khí khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn. Bùn cặn chứa khí nổi lên trên tạo dòng xáo trộn. Hạt bùn tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.
Phương trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh kị khí được thể hiện như sau:
(a) Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng
(b) Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)
C5H7O2N là công thức hóa học thông dụng thể hiện cho tế bào vi khuẩn
Khí sinh ra từ phân hủy kỵ khí gọi là khí sinh học hay biogas. Bao gồm các hổn hợp khí CH4, CO2, NH3, H2S..
Phân hủy kỵ khí chia thành 3 giai đoạn phân hủy chất hữu cơ cao phân tử, axit hóa, tạo methane.
Quá trình xử lý sinh học thiếu khí (Anoxic)
Quá trình thiếu khí bể anoxic, gồm 02 quá trình nitrat hóa và Photphorit để xử lý N, P
Quá trình xử lý Nitrat hóa xử lý Nitơ:
Môi trường thiếu oxy, vi khuẩn khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa:
NO3– → NO2– → N2O → N2↑
Nguồn Nitrat (NO3–) và Nitrit (NO2–) tạo ra từ quá trình nitrat hóa và nitrit hóa bể hiếu khí. Hai chất này được tuần hoàn cục bộ từ bể hiếu khí (aerotank)
– Quá trình nitrit hóa NH4 + O2 — Nitrosomonas —> NO2–
– Quá trình nitrat hóa NH4 + O2 — Nitrobacter —> NO3–
Quá trình xử lý phosphory hóa
Photpho trong nước thải ở dạng PO4 3-, poli photphat P2O7, photpho liên kết hữu cơ. Chiếm đến 70% hàm lượng nước thải.
Quá trình chuyển hóa Photspho theo phương trình sau:
(PO4)3- Microorganism (PO43-) muối => Bùn
– Phospho trong nước có thể xử lý bằng chất keo tụ gốc Fe, Al,… tạo thành bùn chứa tạp chất hóa học,…
– Bể Anoxic vi khuẩn Acinetobater có khả năng tích lũy poliphotphat sinh khối tương đối cao (2-5%). Khả năng lấy Phospho của vi khuẩn Acinebacter tăng lên khi luân chuyển các điều kiện hiếu khí, kỵ khí.
Quá trình Xử lý sinh học hiếu khí (Oxic)
Các quá trình sinh học chính trong bể sinh học hiếu khí bao gồm
– Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ: CHC + O2 → CO2 + H2O + năng lượng
– Tổng hợp tế bào mới: CHC + O2 + NH3 → Tế bào vi sinh vật + CO2 + H2O + năng lượng
– Phân hủy nội bào: C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
Các điều kiện duy trì trong bể Oxic:
– Nồng độ bùn hoạt tính: 3500 mg/l,
– Tỷ lệ tuần hoàn bùn 100-200%, tùy theo nồng độ Ni tơ.
– Nồng độ oxy duy trì 2 mg/l
– Kiểm soát giá trị pH 7-7,5
4. Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ SBR
Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor) hay còn gọi bể phản ứng theo mẻ. Bể hoạt động theo kiểu gián đoạn với các quy trình xử lý được thực hiện trong cùng một bể.
Quá trình xảy ra trong bể SBR được thực hiện lần lượt theo 5 pha:
– Pha làm đầy: Thời gian từ 2 đến 4 giờ. Bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau. Với hệ thống 2 bể, thời gian làm đầy bằng tổng thời gian phản ứng, lắng, thu nước và nghỉ vì vậy khi 1 bể làm đầy thì bể còn lại hoàn thành chu trình của nó. Quá trình lắng hữu cơ, điều kiện anoxic trong pha làm đầy yêu cầu khuấy trộn mà không thổi khí.
– Pha phản ứng: Tiến hành sục khí cho bể xử lý để tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-NO2– và nhanh chóng chuyển sang dạng N – NO3–. Tỉ số giữa thời gian làm đầy và phản ứng là 2:1, đây là yếu tố quan trọng trong quá trình lắng của bùn.
– Pha lắng: Thời gian lắng thông thường khoảng 30 đến 60 phút.
– Pha rút nước: Thời gian thu nước khoảng 0,5 giờ
– Pha ngưng: Thời gian ngưng khoảng từ 0 đến 1 giờ hoặc hơn, được quyết định bởi lưu lượng vào bể.
Các lưu ý khi xử lý nước thải bằng công nghệ SBR
– Lưu lượng thiết kế nằm trong khoảng từ 1,2 – 4,3 lần lưu lượng trung bình ngày. Giá trị tiêu biểu thường dùng là gấp 2 lần. Nếu không có bể điều hòa sục khí mở rộng trong bể 0,24 kg BOD5/m³ thể tích bể.ngày. Kèm theo tỉ số F/M là 0,05 và 0,1 kg BOD5/ kg MLVSS.ngày.
– Thời gian tuần hoàn thường nằm trong khoảng 4 đến 8 giờ. Khoảng 6 giờ là khoảng được áp dụng nhiều nhất trong các hệ thống xử lý nước thải nhỏ.
– Nồng độ MLSS từ 2000 – 5000 mg/l (Metcalf & Eddy). Một số nghiên cứu cho thấy MLSS từ 1700 – 3000 mg/l sẽ tốt cho quá trình lắng.
– Thời gian lưu bùn thường kéo dài từ 10 – 30 ngày để oxi hóa BOD cacbon và nitrat hóa, 20 – 30 ngày cho quá trình khử nitrat, 20 – 40 ngày cho quá trình thải bỏ photpho sinh học (Metcalf & Eddy).
– DO cho quá trình nitrat hóa thường DO khoảng 2 mg/l. Tỉ lệ nitrat hóa tăng lên khi DO 3 hoặc 4 mg/l.
– Thiết bị thu nước (Decanter) có thể thiết kế nổi hoạt cố định.
Trên đây là các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất hiện nay với chi phí đầu tư tiết kiệm nhất. Quá trình vận hành xử lý không quá phức tạp, chi phí vận hành thấp, an toàn. Tuy nhiên để có Phương án xử lý nước thải tối ưu nhất cho doanh nghiệp, giá thành tốt nhất. Quý khách hàng hảy liên hệ với Hưng Phương để được tư vấn miễn phí và nhận bảng báo giá xử lý nước thải tốt nhất.