• 0236.3.55.16.56
  • 0905.29.55.86
  • 0236.3.55.16.57
  • Hổ trợ khách hàng 24/7
    Hổ trợ khách hàng 24/7
  • Tư vấn kỹ thuật
    Tư vấn kỹ thuật
  • Tư vấn hồ sơ môi trường
    Tư vấn hồ sơ môi trường

229 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su

1. Sơ lược về công nghệ chế biến mủ cao su

Hiện nay, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các nhà máy sơ chế cao su đang là vấn đề bức bách cần giải quyết kịp thời.

 

Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do xả thải nước thải chế biến cao su

– Nước thải sơ chế cao su, sau thời gian tồn trữ vào khoảng 2 – 3 ngày, xảy ra hiện tượng phân huỷ, oxy hoá ảnh hưởng xấu đến môi trường.

– Nước thải chế biến mũ cao su không được xử lý khi thải ra gây ô nhiễm trầm trọng đối với nguồn nước màu, nước đục, nổi ván lợn cợn, bốc mùi hôi thối nồng đặc.

– Nước thải chế biến mũ cao su có hàm lượng chất hữu cơ khá cao, tiêu huỷ dưỡng khí cho quá trình tự huỷ, thêm vào đó cao su đông tụ nổi ván lên bề mặt ngăn cản oxy hoà tan dẫn đến hàm lượng DO rất bé, làm chết thuỷ sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, nhất là ở những vị trí nước tù độ nhiễm bẩn còn biểu hiện rõ rệt.

– Tại nguồn tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khí sinh ra các mùi hôi lan toả khắp vùng, gây khó thở, mêt mỏi cho dân cư, nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể sử dụng cho sinh hoạt.

 *Quy trình chế biến mủ cao su

 

Sơ đồ chế biến mủ cao su cốm

 

 

Sơ đồ chế biến mủ cao su ly tâm

  1. Thành phần và tính chất nước thải chế biến mủ cao su

Nước thải chế biến mủ cao su có pH thấp, trong khoảng 4,2 – 5,2 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Cát hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Nếu lưu nước thải trong một thời gian dài và không có sự xáo trộn dòng thì các huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành từng mảng lớn trên bề mặt nước. Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén ly tâm, nước tách từ mủ ly tâm và cả giai đoạn đánh đông. Trong nước thải còn chưá lượng lớn protein hòa tan, axit formic (dùng trong quá trình đánh đông) và N-NH3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải là khá cao, có thể lên đến 15000 mg/l. Tỷ lệ BOD/COD của nước thải là 0,60 – 0,88 rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

 Bảng: Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su

3. Xử lý nước thải chế biến mủ cao su

3.1. Các phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Bảng: Các phương pháp xử lý nước thải cao su

Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su

 

3.2. Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su

 

Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su:

Thuyết minh quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su:

“Song chắn rác”: Từ các công đoạn sản xuất, nước thải chế biến cao su được thu gom vào hệ thống xử lý thu gom và dẫn về trạm xử lý. Đầu tiên nước thải đưa qua song chắn rác để loại bỏ sơ bộ rác và các tạp chất có kích thước lớn.

“Bể tách mủ”: Tiếp đến nước thải sẽ được đẩy vào bể gạt mủ nhằm loai bỏ những hạt mủ có kích thước nhỏ. Nước thải sẽ bị xử lý nhờ quá trình trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài. Do thời gian lưu nước trong bể tách mủ rất dài nên có khả năng điều hòa nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải (thay cho bêr điều hòa).

“Bể điều chỉnh pH”: Trong nước thải cao su pH thường thấp khoảng từ 4,2 – 5,2 do sử dụng axit trong quá trình làm đông mủ và pH được nâng lên bằng hóa chất NaOH, giá trị pH của nước thải được kiểm soát bằng thiết bị pH controller và sau đó nước thải được dẫn sang bể keo tụ tạo bông.

“Bể keo tụ”: Nước thải được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ, phèn sẽ được bơm định lượng vào nhằm tạo phản ứng, xảy ra quá trình keo tụ, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù.

“Bể tạo bông”: Tiếp theo nước thải được vào bể tạo bông, hóa chất polymer được dẫn bơm định lượng châm vào. Các bông cặn hình thành sẽ được liên kết với nhau thành khối lớn hơn.

“Bể lắng 1”: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải nhờ trọng lực, các  bông bùn sau quá trình keo tụ tạo bông sẽ kết dính lại tạo thành những bông bùn lớn, có khả năng lắng trọng lực.

“Bể kỵ khí UASB”: Tiếp theo nước thải được đưa vào bể xử lý kỵ khí (bể UASB) để làm giảm thể tích cặn nhờ quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản, quá trình lên men axit, lên men bazo và quá trình metan hóa. Do đó làm nồng độ BOD ở nước thải giảm xuống giúp giảm sốc tải cho các công trình sinh học phía sau. Ở bể sinh khí methan được thu hồi bằng hệ thống thu khí.

“Bể thiếu khí”: Làm giảm BOD, COD trong nước thải, nhờ hoạt động của chủng vi sinh thiếu khí, quá trình phản nitrit, nitrat trong nước thải diễn ra, chuyển hóa các dạng nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) trong nước thải thành dạng nito phân tử (N2) thoát ra môi trường, làm giảm lượng Nito (N) trong nước thải.

“Bể hiếu khí”: Tại bể này quá trình hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nhờ vào việc sục khí liên tục để làm giảm hàm lượng COD tới mức cho phép , đồng thời giúp giảm mùi của nước thải đầu ra.

“Bể lắng 2”: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải. Bùn này là bùn sinh học, được tuần hoàn về bể hiếu khí và thiếu khí, phần bùn dư thừa được đưa về bể chứa bùn, phần bùn dư được thu đi xử lý.

“Bể khử trùng”: Nhờ hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.

Sau quá trình xử lý sẽ đưa ra nguồn tiếp nhận. Nước thải đạt QCVN 01:2015/BTNMT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.

QCVN 01:2015/BTNMT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0905 29 55 86
KV Tây Nguyên:
0904.000.245
HOTLINE
0904.000.226