• 0236.3.55.16.56
  • 0905.29.55.86
  • 0236.3.55.16.57
  • Hổ trợ khách hàng 24/7
    Hổ trợ khách hàng 24/7
  • Tư vấn kỹ thuật
    Tư vấn kỹ thuật
  • Tư vấn hồ sơ môi trường
    Tư vấn hồ sơ môi trường

112 Nguyễn Công Hoan, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Đo điện trở tiếp đất – đo điện trở tiếp địa cho hệ thống chống sét.

Bạn cần tìm đơn vị đo điện trở tiếp đất?

Đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa (đo điện trở nối đất) của hệ thống chống sét là bắt buộc, môi trường Hưng Phương nhận đo điện trở tiếp đất, kiểm tra hệ thống chống sét đánh thẳng cho các công trình trên địa bàn Miền Trung Tây Nguyên.

Tại sao phải đo điện trở nối đất:

– Gia tăng sự an toàn cho người, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp

– Kiểm tra, bảo trì nhằm giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất

– Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.

– Theo Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vị phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

1.  Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

Hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng (hoặc mạ đồng) được chôn hoặc đóng xuống đất. Chiều dài của cọc từ 1,2 – 2,5 m và có thể là thép góc hoặc thép tròn và chúng được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa phù hợp với yêu cầu chống sét cho từng đối tượng cụ thể. Hiện nay chúng ta đang áp dụng tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 “ Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.

Các cọc này thường được dùng bằng thép góc, thép thông thường nếu như công trình tiếp địa, chống sét sử dụng tạm thời. Còn khi xác định công trình lâu dài ta nên sử dụng cọc đồng và liên kết các cọc này bằng các thanh đồng hoặc dây đồng để tăng tuổi thọ của hệ thống tiếp địa chống sét, tránh bị đứt rỉ và gây ra tác hại không mong muốn.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì giá trị điện trở đất có thể tăng lên so với giá trị cho phép (do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …).

Đo điện trở đất của hệ thống tiếp địa, chống sét nhằm kiểm tra khả năng phóng – truyền điện (sét) của hệ thống. Hệ thống tiếp địa chỉ hoạt động tốt khi điện trở nối đất đảm bảo yêu cầu theo quy định.  Để biết được hiện trạng như thế nào chúng ta nên đo điện trở đất sau mỗi 12 tháng.

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0905 29 55 86
KV Tây Nguyên:
0904.000.245
HOTLINE
0904.000.226